Đền Fushimi Inari-taisha cùng với vạn chiếc cổng thú vị và độc đáo

Cập nhật lúc 13:06:55, 15/02/2019
Ngồi đền Fushimi Inari-taisha có đến 1 vạn chiếc cổng được xây dựng từ chân núi lên đến sân đền. Người ta gọi đó là vạn cổng trời.

Trong lịch sử Nhật Bản, Inari được xem là vị thần bảo hộ cho kinh doanh, các thương gia và nhà sản xuất có truyền thống tôn thờ thần Inari. Mỗi torii ở đền Fushimi Inari-taisha đều được tặng bởi một doanh nghiệp Nhật Bản. Chính vì thế nơi đây dần trở thành nơi của “vạn cổng trời”.

Tìm hiểu về ngôi đền Fushimi Inari-taisha

Fushimi Inari-taisha là ngôi đền chính trong hệ thống gồm 32.000 đền thờ thần Inari trên khắp Nhật Bản, nằm ở Fushimi-ku, Kyoto. Ngôi đền này tọa lạc dưới chân núi Inari nằm trên độ cao 233m so với mực nước biển. Đường dẫn lên ngôi đền là một hệ thống nhiều đường mòn kéo dài khoảng 4 km và mất khoảng 2 giờ để đi lên. Dọc theo các đường mòn này là các ngôi đền nhỏ và nhiều cánh cổng torii nằm rải rác.

Lịch sử xây dựng

Đền Fushimi Inari-taisha là một trong những ngôi đền nhận được sự bảo trợ của Hoàng gia Nhật Bản những năm đầu của thời kỳ Heian. Trong năm 965, Thiên hoàng Thôn Thượng đã ra sắc lệnh cho lễ thần hoàng tộc soạn tờ biểu ghi chép lại các sự kiện trọng đại của đất nước, rồi sai người đưa đến đền để dâng lên các vị thần.

Ngôi đền Fushimi Inari-tasha rực rỡ
Ngôi đền Fushimi Inari-tasha rực rỡ

Những tờ biểu heikaku này được gửi đến 16 ngôi đền thờ trên khắp nước Nhật, trong đó có Fushimi Inari-taisha. Từ năm 1871 đến năm 1946, Fushimi Inari-taisha đã được nâng lên một mức quan trọng đặc biệt khi được coi là Kanpei-taisha - đền thờ hạng nhất được sự bảo trợ của Chính phủ Nhật Bản.

Ngôi đền được di dời theo vị thiền sư

Trong thời kì Nara, vào năm 711 ông Hata-no-Irogu đã cho xây dựng trên đồi Inariyama, phía tây nam Kyoto, một ngôi đền để thờ thần Inari, vì thế ngôi đền này có tên là Fushimi Inari-taisha.

Năm 816, theo thỉnh nguyện của thiền sư Kukai đền Fushimi Inari-taisha đã được di chuyển về khu rừng tuyết tùng phía dưới chân núi Inari như ngày nay. Trong đợt di dời này, ngôi đền đã tu sửa lớn và mở rộng ra khá nhiều so với kiến trúc ban đầu. Chính điện của đền đã được xây dựng lại vào năm 1499 và hiện được công nhận là di sản văn hóa quan trọng của nước Nhật.

Khuôn viên rộng lớn

Toàn bộ khuôn viên Fushimi Inari-taisha có diện tích 870.000m2, được xây dựng ẩn dưới tán rừng tuyết tùng, tạo thành một không gian thờ tự uy nghiêm, thành kính. Cũng như tất cả các đền thờ thần Inari khác, kiến trúc tổng thể của Fushimi Inari-taisha bao gồm các công trình chính như cổng đền, tham đạo, bồn nước thanh tẩy, nhà diễn kịch - Thần lạc, nhà dâng lễ vật, mỗi kiến trúc mang một nét đặc trưng riêng, sử dụng hai gam màu chủ đạo là đỏ và trắng. Bên dưới ngọn đồi chính là cổng chính và chính điện.

Kiến trúc độc đáo

Đằng sau chúng, ở phần lưng chừng núi, nội điện có thể tới được bằng một con đường kéo dài bằng hàng ngàn torii. Đi tới đỉnh núi là hàng chục ngàn gò để thờ phụng riêng. Không như hầu hết các Thần xã, đền Fushimi Inari-taisha phù hợp với các đền thờ Inari điển hình, có một cái nhìn cởi mở của đối tượng thần tượng chính. Một bức vẽ trong cuốn Kitsune: Japan's Fox of Mystery, Romance and Humor của họa sĩ Kiyoshi Nozaki năm 1786 miêu tả ngôi đền nói rằng cửa chính hai tầng của nó được xây dựng bởi Toyotomi Hideyoshi.

Có nhiều tượng chú cáo bằng đá được đặt ở đây
Có nhiều tượng chú cáo bằng đá được đặt ở đây


Toàn bộ phần mái lợp của ngôi đền mang các màu tông trầm như đen, rêu và xanh đồng, rải rác trong sân là vô số các pho tượng cáo bằng đá được tạc tỉ mỉ, nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Fushimi Inari-taisha này được quản lý bởi dòng họ Hata qua nhiều thế hệ. Ngày nay, nhiều gia đình thuộc dòng họ Hata vẫn tiếp tục sinh sống ở gần đền theo truyền thống.

Thú vị với vạn cổng trời

Theo tiếng Nhật, torii có nghĩa là cổng trước mỗi ngôi đền thờ thần. Vì ở đây có đến hơn 10000 chiếc cổng, nên trung bình một người nếu muốn thăm đền Fushimi Inari-tasha sẽ mất 2-3 tiếng đi bộ. Mặc dù điện thờ được xây dựng vào năm 711 thế nhưng những chiếc cổng Torii này là vật phẩm cúng từ các cá nhân, tổ chức, công ty với niềm tin rằng việc làm đó sẽ đem lại may mắn, thịnh vượng và thành công cho công việc kinh doanh của họ.

Vạn cổng trời
Vạn cổng trời

Gía của mỗi Torii này không hề rẻ, cổng nhỏ trị giá 400.000 yên và số tiền này sẽ tăng lên theo kích cỡ của cổng, thậm chí lên đến 1 triệu yên. 

Ý nghĩa linh thiêng của những chiếc cổng

Lý do mà người Nhật không chọn những vật phẩm khác mà chỉ chọn những chiếc cổng màu đỏ này làm vật tế lễ là vì theo tín ngưỡng của Thần Đạo, chiếc cổng Torii được xem như cửa ngõ đi vào thế giới của thần linh, là cột mốc không gian giúp chuyển tiếp giữa thế giới phàm trần và cõi linh thiêng. 

Ngoài ra, màu đỏ chính là màu sắc của mặt trời, tượng trưng cho sức mạnh tuyệt đối, sự vĩnh hằng và điều tốt lành. Do đó, những chiếc cổng với sắc đỏ đặc trưng này cứ thế tăng lên, trở thành một nét đặc trưng rất riêng của ngôi đền Fushimi Inari-tasha huyền thoại, nơi mà dấu ấn về sự giao hòa giữa Thần đạo và Phật giáo cứ thế tồn tại từ ngàn đời nay.

Tản bộ trên những con đường mòn

Mặc dù điện thờ của Fushimi Inari-taisha có những kiến trúc độc đáo đáng để ghé thăm, thế nhưng nhiều du khách vẫn dành nhiều thời gian để khám phá khu vực xung quanh. Đặc biệt là những con đường mòn nằm bao quanh đền thờ cùng với hàng ngàn chiếc cổng Torii. 

Tản bộ dưới những con đường này khiến người ta ảo giác như đi dưới đường hầm được thắp sáng bởi hàng ngàn chiếc đèn lồng vào những ngày ảm đạm. Dọc theo hai bên lối mòn là thác nước và những ao hồ khiến cho con đường mòn bỗng trở thành một nơi yên bình và tuyệt đẹp để du khách tận hưởng trọn vẹn từng giây mỗi khi ghé thăm.

Cùng Tour du lịch Nhật Bản khám phá các điểm đến hấp dẫn tại đây.

Bạn có muốn đặt khách sạn giá rẻ chỉ bằng một cái click?
 

Ý KIẾN CỦA BẠN
CÁC TIN KHÁC