Chùa Nishi Hongan-ji - ngôi chùa đứng đầu của giáo phái Jodo Shinshu Hongan-ji

Cập nhật lúc 20:07:36, 23/01/2019
Đến Kyoto bạn đừng quên ghé thăm ngôi chùa Nishi Hongan-ji to lớn bậc nhất này nhé! Nó được mệnh danh là ngôi chùa đứng đầu giáo phái Jodo Shinshu Hongan-ji đấy.

Trong Tour du lịch Nhật Bản đến Kyoto, bạn không nên bỏ lỡ chuyến đi đến chùa Nishi Hongan-ji. Ngôi chùa này nằm khá gần các khách sạn nên đi dạo chút ở đây để tìm hiểu về 1 quần thể di tích với nhiều di sản của nước Nhật cũng là điều thú vị.

Khái quát về ngôi chùa Nishi Hongan-ji

Chùa Nishi Hongan-ji một ngôi chùa lớn của trung tâm Thành phố Kyoto. Là trụ sở chính của giáo phái Jodo-shin một dòng tu Tịnh độ chân tông của Nhật Bản. Đây là một trong những tông phái Đạo Phật lớn nhất ở Nhật Bản. Đến tham quan chùa này cũng sẽ là nơi mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị về đạo Phật của Nhật bản.

Chùa Tây Hongan-ji, hay còn gọi là Nishi Hongan-ji với chùa Đông Hongan-ji (Higashi Hongan-ji) tạo thành cặp ngôi chùa Phật giáo lớn nhất Nhật Bản. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về ngôi chùa Tây Hongan-ji này.
Lịch sử xây dựng và phát triển của chùa.

Bên trong chùa là những kiến trúc đẹp mắt
Bên trong chùa là những kiến trúc đẹp mắt

Chùa Nishi Hongan-ji được vua Toyotomi Hideyoshi xây dựng vào năm 1591, ngay sau khi ngôi Chùa đầu tiên là Ishiyama Honganji ở Osaka bị tướng Oda Nobunaga phá hủy vì nghi ngờ có liên quan đến một số vấn đề chính trị thời đó.

Nishi Hongan-ji ban đầu vốn là Otani Byodo là một phần của Shinran - người sáng lập ra tông phái Jodo Shinshu. Otani Byodo được ni cô Kakushin là con gái của thánh nhân Shinran, xây dựng vào năm 1272. Sau đó, nó trải qua nhiều lần di dời đến năm 1591, dười sự cống hiến của Toyotomi Hideyoshi, ngôi chùa đã yên vị ở địa điểm hiện nay.

Hành trình tham quan ngôi chùa

Sáng bạn cần thức dậy sớm khoảng 7h check out, gửi hành lý và ra khỏi khách sạn. Kiếm những tiệm ăn dọc đường ăn thật no để có sức tham quan Nishi Hongan-ji trong một ngày dài.

Xem thêm: 
Chợ Nishiki được mệnh danh là nhà bếp của vùng Kyoto.

Từ ga JR Kyoto đi bộ về hướng tây bắc khoảng 15 phút, qua giao lộ Nanajo Horikawa sẽ thấy ngôi chùa rộng lớn nằm giữa trung tâm Kyoto khiến nhiều người phải kinh ngạc. Nếu đi vào khu vực từ cổng chính giáp mặt với đường Horikawa sẽ thấy Miei-do và Amida-do, cả hai nơi này đều là di sản văn hóa quan trọng, bầu không khí ở đây khác hẳn so với bên ngoài.

Kiến trúc độc đáo nơi đây

Hai kiến trúc lớn nhất của chùa Nishi Honga-ji là sảnh Goeido thờ Shinran, người thành lập ra tông phái, và sảnh A Di Đà thờ Phật A Di Đà - vị Phật quan trọng nhất của đạo Phật dòng Jodo-shin. Chánh điện Goeido rộng 62m, chiều sâu 48m và chiều cao 29m.

Ngôi chùa này trưng bày một số kiệt tác còn sót lại từ thời kỳ Azuchi-Momoyama và thời kì đầu Edo. Nishi Hongan-ji được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1994.

Vào chính điện bạn sẽ phải bỏ giầy dép vào 1 cái túi được để sẵn và đem dép theo bên mình. Toàn bộ phần sàn ở đây được làm bằng gỗ từ hành lang đến trong điện thờ, tạo cảm giác ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè.

Chánh điện Goeido

Goeido còn gọi là “đại sảnh của người sáng lập”, đã được xây dựng hơn 400 năm nhưng vẫn vững vàng tồn tại cho đến ngày nay. Phần nóc của chánh điện này có tổng cộng 115.000 miếng ngói.

Toàn bộ phần mái được nâng đỡ bởi 36 thanh xà gỗ thông dày 30cm và có đoạn cong ở đầu. Thanh xà có dạng cong như thế thì được gọi là thanh xà chona-geta, giúp giữ vững phần rìa của mái. Mỗi chona-geta phải đủ chắc để chống đỡ các miếng ngói có tổng trọng lượng khoảng 2 tấn.

Chánh điện Goeido nổi tiếng
Chánh điện Goeido nổi tiếng

Với diện tích khoảng 800m vuông, chánh điện Goeido đủ lớn để chứa hơn 3.000 người đến cầu nguyện cùng một thời điểm. Điều độc đáo là chánh điện này được thiết kế sao cho người cầu nguyện ngồi ở phía sau có thể dễ dàng quan sát khu vực phía trước.

Suốt thời gian từ lúc xây dựng chánh điện và đến tận ngày nay, thành phố Kyoto không ngừng xảy ra các trận động đất. Tuy nhiên Goeido vẫn không hề hấn gì. Bí mật nằm ở các cây cột chống của chánh điện. Có 68 cây cột chống phần bên ngoài và 46 cây ở bên trong. Mỗi cây tuy nhỏ, nhưng khi chúng hợp sức với nhau thì sẽ tạo ra một lực đủ để giữ cho toàn bộ kiến trúc chánh điện đứng vững và uyển chuyển khi động đất xảy ra.

Chánh điện Goeido này còn được bảo vệ bởi các bức tường đất sét. Trong các các cuộc xung đột tranh giành quyền lực thời xưa ở Nhật Bản, chùa Nishi Hongan-ji là nơi đã chứng kiến nhiều cảnh chết chóc và hứng chịu các đám cháy do bị đốt phá. Chính lớp tường đất sét này đã giúp bảo vệ chánh điện khỏi bị lửa thiêu đốt.

Sự bình an lạ kì của ngôi chùa

Một ngôi chùa lớn, đẹp và rất nổi tiếng lại ở ngay trung tâm thành phố nhưng khách viếng thăm khá vắng vẻ tạo nên một sự bình an, trong lành khác hẳn những điểm thăm quan khác ở Kyoto.

Sân chùa Nishi Hongan-ji bình an đến lạ
Sân chùa Nishi Hongan-ji bình an đến lạ

Đây là ngôi chùa cực kì rộng lớn, với các điện thờ to, bề thế. Bên ngoài là vườn cây cối và sân rải sỏi.

Theo tờ chỉ dẫn ở phòng thông tin thì đi về phía bên phải là 1 khu vườn nhỏ rất đẹp dẫn vào cổng Hiun-kaku.

Thông thường Hiun-kaku sẽ không mở cửa cho khách tham quan, nhưng đây là một trong 3 tháp chùa bảo vật quốc gia nổi tiếng ở Kyoto, cùng với Kinkakuji và Ginkakuji.

Vẻ đẹp của cổng chùa cũng khó cưỡng lại

Người ta ca ngợi vẻ đẹp nguy nga lộng lẫy của cổng chùa có thể khiến cho du khách quên đi thời gian. Do đó cổng còn được gọi với cái tên “Higurashi-mon (nghĩa là Cổng quên ngày tháng)”. Đây cũng được coi là bảo vật quốc gia.

Cổng chùa cũng là một kiệt tác nghệ thuật
Cổng chùa cũng là một kiệt tác nghệ thuật

Cổng không lớn nhưng lại được trạm trổ vô cùng tinh tế. Đây có thể nói là 1 tác phẩm nghệ thuật lớn gồm 2 cánh cửa Karamon được chạm khắc mỗi bên 4 con sư tử trong thần thoại.

Ngoài ra, chùa Nishi Hongan-ji này còn lưu giữ những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng và nhiều công trình kiến trúc danh tiếng như Shiroshoin, Kuroshoin. Tuy đây là kho tàng tài sản văn hóa quan trọng và là bảo vật quốc gia nhưng theo nguyên tắc nhiều công trình ở đây không được mở cửa cho khách tham quan.

Phía ngoài chùa, sát với đường Horikawa là 1 hào nước, có một cảm giác phảng phất gì đó giống với Kinh thành Huế xưa.

Ý KIẾN CỦA BẠN
CÁC TIN KHÁC