Huyền bí Tháp Bà Ponagar

Cập nhật lúc 14:07:08, 14/10/2016
Những ai đã từng đặt chân đến Nha Trang sẽ không thể bỏ qua một địa danh đặc biệt, đó là tháp Bà Ponagar, ngôi đền Chăm-pa lưu giữ nét văn hóa và lịch sử thời Hin-đu còn cường thịnh

Khu di tích Tháp Bà
là một trong những công trình kiến trúc mang nền văn hóa Chăm-pa còn lưu lại đến bây giờ. Đây là ngôi đền nằm trên một ngọn đồi nhỏ, nằm ở cửa sông Cái, cao khoảng 50m so với mực nước biển.

Truyền thuyết về Tháp Bà Ponagar

Người ta kể lại rằng, thuở xưa có một cặp vợ chồng người Chăm, quanh năm trồng dưa hấu kiếm ăn. Có một thời gian, hai vợ chồng thấy dưa của mình luôn bị ai đó hái trộm vào buổi tối nên quyết định rình xem thử thì thấy một cô bé rất dễ thương đang hái dưa và đùa giỡn một mình. Hai người  liền đến hỏi han về người thân cô bé thì được biết họ đã chết. Thấy thương cảm với số phận của em, họ đưa bé về chăm sóc và nuôi nấng. 

Một thời gian sau, cô bé đã lớn thành một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp. Cô chính là nàng tiên giáng trần Thiên Y Ana nhưng mọi người không hề ai biết. Một lần, tức cảnh sinh tình,nàng nhớ về cõi tiên xưa, bèn lấy đã và hoa lá tạp thành một hòn non bộ. Cha nàng thấy việc làm đó là không phù hợp với người con gái, bèn nặng lời quở mắng. Cô nàng bèn biến vào khúc kì nam đang dạt trên sông và trôi đi.

Kì nam đi đến đâu thì nơi đó tỏa ra mùi hương rất thơm. Mọi người thấy vậy bèn quyết bê về nhưng không một ai bê được khúc gỗ nặng như thế. Thái tử nghe vậy bèn tìm đến, chàng nhấc lên dễ như không và mang về cung. Từ trong khúc kì nam, mỗi đêm thái tử đều thấy người con gái hiện ra, nhưng đến gần thì lại không thấy gì. Chàng đành núp gần ấy, chờ lúc nàng tiên hiện ra thì ôm chặt, và không cho biến vào nữa. Từ đó hai người nên duyên vợ chồng.

Nàng Ana ở với gia đình chồng, lúc quay trở lại báo hiếu cho cha mẹ thì họ đã mất. Cô quyết định ở lại vùng đất mà cha mẹ nuôi cô đã từng sinh sống, bày cho người dân cách làm rẫy, kéo vải, dệt sợi… 
Chẳng bấy lâu sau nơi này cây cối xanh tốt, đời sống người dân trở nên ấm no, hạnh phúc. Một hôm, có một chú hạc bay đến đậu bên cạnh nàng, và nàng Ana cưỡi hạc bay về trời. Dân làng nhớ tới công ơn to lớn của bà, nên đã cho xây dựng tháp Bà Ponagar còn trường tồn đến ngày nay.

Kiến trúc của tháp

Tòa tháp có kiến trúc gồm 3 tầng:

Tầng thấp ngang mặt đất bằng là một ngôi tháp cổng nhưng nay đã không còn nữa, ở giữa là những bậc thang đá dẫn lên tầng 2.

Tầng giữa là nhà khách, và cũng là nhà tĩnh tâm dành cho khách hành hương nghỉ ngơi và chuẩn bị lễ vật.

Tầng trên cùng là nơi đặt các tòa tháp. Những ngôi tháp được xây dựng theo kiểu Chăm, tháp thờ chính ở dãy trước là tháp Ponagar. Tháp có 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá.

Dù không có chất kết dính, tháp Bà vẫn bền bỉ đến tận hôm nay
Dù không có chất kết dính, tháp Bà vẫn bền bỉ đến tận hôm nay

Lễ hội Tháp Bà Ponagar

Lễ hội Tháp Bà Ponaga được tổ chức vào tháng Hai hàng năm để tưởng nhớ công ơn của Bà Thiên Y Ana đã có công lao to lớn, giúp đỡ đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội Thiên Y Thánh Mẫu
Lễ hội Thiên Y Thánh Mẫu

Vào những ngày này, người ta thường tổ chức những nghi lễ truyền thống, hoạt động văn hóa như: múa cổ truyền, hát Chăm, triển lãm tranh ảnh liên quan đến vương quốc Chăm, trình diễn nghề dệt thổ cẩm, làm gốm cổ truyền của đồng bào Chăm.

Múa Chăm
Múa Chăm
Sắc màu văn hóa kịch Chăm
Sắc màu văn hóa kịch Chăm

Hãy tới thăm Tháp Bà Ponagar để nghe những truyền thuyết lý kì, chiêm ngưỡng những kiến trúc cổ xứ Chăm và tìm hiểu văn hóa nơi đây với những lễ hội mang đậm màu sắc dân tộc Chăm nhé!
 

Ý KIẾN CỦA BẠN
CÁC TIN KHÁC