Những điểm hấp hẫn không thể bỏ qua khi đi du lịch Huế ( Phần 1)

Cập nhật lúc 15:35:29, 09/09/2017
Đến với Huế là đến với những nét đẹp nên thơ, hữu tình. Nếu ai đã, đang và sẽ đến với Huế mà không ghé thăm những địa điểm du lịch sau thì không thể nào hiểu hết những nét đẹp diệu kỳ nơi xứ Huế mộng mơ.
 1. Chùa Thiên Mụ
 

Chùa Thiên Mụ Huế
 
Chùa tọa lạc trên đồi Hà Khê, cách trung tâm thành phố Huế chừng 5km, nằm ngay đường Kim Long, thuộc xã Hương Long. Đặc biệt, với vẻ đẹp trầm tư, cổ kính, Chùa Thiên Mụ khẽ lặng mình soi bóng xuống dòng sông Hương thơ mộng, tạo nên một bức tranh phong thủy đậm chất trữ tình.
Đến chùa Thiên Mụ du khách không chỉ được thưởng ngoạn nét đẹp cổ kính, sự thơ mộng của dòng sông Hương mà còn được nghe nhân dân kể lại những câu chuyện truyền thuyết, thần thoại bí ẩn về lịch sự dựng chùa, những câu chuyện oán tình nhân,…để phần nào hiểu rõ hơn sự linh thiêng kỳ diệu của mảnh đất này. Ngoài ra, tại chùa còn gìn giữ rất nhiều những đồ vật cổ có giá trị như tranh ngang, câu hỏi của cổ, tượng cổ quý hiếm, đồng bia đá chuông… không chỉ có giá trị lịch sử mà còn có giá trị về nghệ thuật.

 


Chùa Thiên Mụ

2. Đại Nội Huế
Đại Nội Huế là trung tâm lịch sử, công trình kiến trúc độc đáo trong quần thể di tích lịch sử Cố Đô Huế, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 11-12-1993.

 
Lối vào Điện Thái Hòa


Đại Nội Huế bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành ngày nay thuộc địa phận phường Thuận Thành, thành phố Huế. Từ Đại Nội du khách có thể đến thăm các điểm lân cận như Cầu Tràng Tiền, Chợ Đông Ba,…
Đến Đại Nội, du khách sẽ được tham quan, tìm hiểu những công trình kiến trúc độc đáo của dân tộc ta trong thời kỳ phong kiến. 
Cổng Ngọ Môn, là công trình kiến trúc có nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo vệ cung đình, được xây dựng vào năm Minh Mạng 14 (1883). Trên đài có điện Càn Nguyên, hai bên có hai của là Tả Đoan Môn và Hữu Đoan Môn.
Trước đây cổng chỉ giành riêng cho vua chúa theo quan niệm Dịch học. Đến đây, du khách sẽ thật sự thích thú với nét kiến trúc của công trình đồ sồ này.
Điện Thái Hòa và sân Đại Triều Nghi được dùng để tổ chức các buổi chiều nghi, sinh nhật Vua, đón tiếp xứ Thần…

 


Thế Tổ Miếu là nơi thờ tự các vị vua triều Nguyễn đã quá cố


Thế Tổ Miếu là nơi thờ tự các vị vua triều Nguyễn đã quá cố, kể cả thân thích hoàng tộc như Hoàng Hậu, tọa lạc tại góc tây nam Đại Nội. Đến đây, du khách sẽ được tìm hiểu về sự nghiệp và cuộc đời của các vị vua triều Nguyễn một cách rõ nhất và sâu sắc nhất.

 


Cửu đỉnh là 9 cái lư hương được đặt trước Hiền Lâm


Cửu đỉnh là 9 cái lư hương được đặt trước Hiền Lâm Các đối diện thế miếu, được đúc vào năm 1835 hoàn thành năm 1837, dùng làm biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhấ của đất nước và ước mơ triều đại mãi vững bền,…
Trên mỗi đỉnh đều khắc những hình hoa văn trang trí không chỉ độc đáo về nghệ thuật mà còn có ý nghĩa quan trọng mô phỏng về triều đại của từng vị vua, từ tính cách cho đến sự nghiệp. Chính vì vậy Cửu Đỉnh được coi là bộ sách sinh học bằng đồng đa dạng nhất Việt Nam. 

 

3. Sông Hương


Sông Hương


Sông Hương là dòng sông thơ mộng được coi là biểu tượng của Huế (ngoài Kinh Thành Huế). Là một trong 5 điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam theo bình chọn của Tổ chức các kỷ lục gia Việt Nam bình chọn. Sông Hương bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn,  men theo các dòng suối nhỏ sau đó tọa lạc bên Kinh Thành Huế cổ kính. Chính từ len lỏi trong những cánh rừng, dòng nước đã mang theo hương thơm của cỏ cây đến với xứ Huế, kể từ đó dòng sông được mang tên là dòng nước Hương Giang.


>>Khám phá sông Hương - Biểu tượng của thành phố Huế 


4. Nghe ca Huế


Nghe ca Huế trên Sông Hương


Đến với sông Hương, du khách có thể ngồi trên du thuyền thơ thẩn, thưởng ngoạn cảnh sắc bình yên nơi xứ Huế. Đặc biệt vào ban đêm, du khách có thể vừa nghe những làn điệu dân ca, vừa ngắm cảnh thành phố lung linh vào đêm, vừa thả hồn mình theo làn nước trôi lửng lờ, du khách sẽ có cảm nhận như mình đang sống lại trong thời kỳ vua chúa ngày xưa. 
Ngoài ra, bạn cũng có thể thả đèn hoa đăng, gửi gắm ước nguyện, tâm tư của mình để gió nước, sông Hương. Để những ước nguyện có thể trở thành sự thật, những nổi buồn, ưu tư từ đó mà trôi xa.

 

5. Cầu Trường Tiền 

 

 Cầu Trường Tiền

Cầu Trường Tiền hay còn gọi là cầu Tràng Tiền, bởi cầu có chiều dài 402,6m, có tất cả 6 nhịp dầm thép hình vành ngược, được xem là một trong những biểu tượng của xú Huế mộng mơ.
Đầu cầu phía Bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu cầu phía nam thuộc phường Phú Hội, 6 nhịp cầu khẽ lặng mình soi bóng xuống dòng sông Hương tạo nên một bức tranh có cả họa và thơ.
Đến với Cầu Trường Tiền, du khách không chỉ được tham quan, ngắm cảnh sông Hương thơ mộng và cảnh sắc thành phố ồn ào tấp nập, mà cong được nghe, được tìm hiểu về những gian truân lịch sử mà cầu đã trải qua trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp, Mỹ. Có tìm hiểu kỹ mới biết đến sự anh dũng rong chiến đấu của quân dân ta và sự sừng sững, hiên ngang thách thức cùng thời đại của cây cầu. Từ đó chúng ta càng cảm thấy tự hào hơn. 

 

 

   Cầu Tràng Tiền những năm 60

  Cầu Tràng Tiền bị đánh sập năm 1968

Ý KIẾN CỦA BẠN
CÁC TIN KHÁC