Chùa Cầu Nhật Bản mang vẻ đẹp kiến trúc cổ kính theo nét truyền thống của Châu Á, những đường nét chạm trổ tinh xảo và công phu cùng sự linh thiếng vốn có, Chùa Cầu đã trở thành linh hồn của Phố Cổ Hội An, một điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua của các khách du lịch mỗi khi đến với thành phố biển Đà Nẵng xinh đẹp.
Cầu Chùa được bắc qua một lạch nước ngăn cách giữa 2 tuyến phố Trần Phú và Nguyễn Thị Minh Khai, và theo một số tài liệu được ghi chép lại rằng, đây là cây cầu được những thương nhân người Nhật xây dựng để thuận tiện cho việc di chuyển qua lại, buôn bán giữ phố người Hoa và phố người Nhật. Vì trong cầu có am thờ nên người dân nơi đây thường gọi nó với cái tên Chùa Cầu (hay Chùa Cầu Nhật Bản).
Vẻ đẹp cổ kính mang nét truyền thống Châu Á của chùa Cầu Nhật Bản
Chùa Cầu Nhật Bản được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII do các thương nhân Nhật Bản thực hiện.
Cây cầu có độ dài khoảng 18m, có mái che và vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn. Chùa Cầu được xem là công trình kiến trúc độc đáo bởi trên mái chùa được lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu, phía cửa chính cửa Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán được dịch là Lai Vãn Kiều.
Cả chùa và cây câu đều được làm bằng gỗ sơn son, chạm trổ rất tinh xảo và công phu, mặt chùa đặt quay về phía bờ sông. Hai bên cầu có tượng gỗ bằng thú đứng chầu, một là tượng khỉ (thiên cẩu), một đầu là tượng chó (thân hầu). Thân hầu là đại diện cho năm xây dựng còn thiên cầu đại diện cho năm hoàn thành cây cầu. Tương truyền nói rằng những con vật đó được người Nhật sùng bái và thờ tự phổ biến từ thời xa xưa.
Ngôi chùa này không thờ tượng Phật mà bên trong gian chính giữa thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ - một vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho mọi người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi chuyện tốt lành.
Chùa Cầu Nhật Bản đẹp lung linh khi về đêm
Nhìn từ bên ngoài, cây cầu nổi bật nhờ hệ mái cong mềm mại nâng đỡ bởi một hệ thống kết cấu gỗ, và phần móng được làm bằng vòm trụ đá. Mặt cầu vồng lên kiểu cầu vồng, được lát ván làm lối qua lại, hai bên có bệ gỗ nhỏ, trước kia làm nơi bày hàng buôn bán… Trên cửa chùa cầu có treo bức hoành màu đỏ với ba chữ “Lai Viễn Kiều” do chúa Nguyễn Phúc Chu ban tặng vào năm 1719 với ý nghĩa cây cầu của những người bạn từ phương xa đến. Ở mỗi đầu cầu, hai bên lối đi đều có hai bức tượng thú, một bên tượng khỉ, bên kia tượng chó. Các tượng đều được chạm bằng gỗ mít trong tư thế ngôi chầu, phía trước mỗi tượng có một bát nhang.
Nhìn từ ngoài vào, Chùa Cầu Nhật Bản thật sự nổi bật nhờ có hệ mái cong mềm mại nâng đỡ bởi một hệ thống kết cấu gỗ, và phần móng được làm bằng vòm trụ đá. Mặt cầu vồng lên giống cầu vồng, được lát ván để có chỗ qua lại, hai bên có bệ gỗ nhỏ, trước đây làm nơi bày hàng buôn bán, giao thương... Ba chữ "Lai Viên Kiều" trên bức hoành màu đỏ được treo ở cửa chùa là do chúa Nguyễn Phúc Chu ban tặng vào năm 1719 với ý nghĩa cây cầu của những người bạn từ nơi xa tới.
Chùa Cầu nơi luôn mang lại cho du khách những khoảnh khắc rất bình yên nơi Hội An cổ kính. Đứng ở nơi này, du khách sẽ cảm thấy sự hiền hòa phảng phất trong từng nét kiến trúc. Nếu có dịp đi du lịch Hội An Quảng Nam, nhất định du khách phải một lần đến Chùa Cầu Hội An để cảm nhận rõ nhất sự hiền hòa ấy.
Đến với Chùa Cầu, bạn sẽ cảm nhận được những giây phút bình yên nơi Phố Cổ Hội An, sự hiền hòa, cổ kính được thể hiện rõ trên từng đường nét chạm trổ tinh xảo và điêu luyện, tất cả sẽ mang tới cho bạn những cảm xúc khó quên khi đi du lịch Hội An.