Đà Nẵng không chỉ nổi tiếng với những địa danh du lịch hấp dẫn, hút hồn bao du khách thập phương ghé đến tham quan. Ẩn sâu trong sự ồn ào, náo nhiệt ấy là sự bình yên đến lạ thường của một làng nghề thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, đó chính là làng chiếu Cẩm Nê. Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử nhưng những nét đẹp của làng nghề vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay.
Đi tìm lại nguồn gốc làng chiếu Cẩm Nê xuất hiện từ khi nào?
Làng chiếu Cẩm Nê có nguồn gốc xuất phát từ Hoằng Hóa, Thanh Hoá, mãi cho đến khoảng thế kỷ 15, thời kỳ vua Lê Thánh Tôn chiến thắng Chiêm Thành, sát nhập thành Đồ Bàn vào địa phận Quảng Nam – Đà Nẵng. Chiếu hoa Cẩm Nê từng hiện diện ở triều đại nhà Nguyễn, nhiều nghệ nhân trong làng vinh dự nhận ban sắc phong khen thưởng.
Nghề làng chiếu Cẩm Nê xuất hiện từ lâu đời
Qúa trình tạo nên chiếc chiếu Cẩm Nê
Không giống như những làng nghề khác, nguyên liệu thường tại chỗ gắn liền với quá trình phục vụ sản xuất, thế nhưng làng chiếu Cẩm Nê phải đi mua nguyên vật liệu ở những nơi khác. Bởi ở Cẩm Nê không có chỗ nào trồng cây đay và lác (cói). Ở Cẩm Nê, những người nghệ nhân đã dệt nên những loại chiếu có những kích thước, họa tiết khác nhau như khổ rộng, khổ hẹp, dệt chiếu trơn và dệt chiếu hoa.
Nguyên liệu màu trắng không nhuộm màu được người dân tinh tế dệt nên những chiếc chiếu trơn. Loại lác tạo nên chiếc chiếu trơn được phơi khô một cách vừa phải, ửng màu xanh khi phơi khô và đem vào dệt. Sau khi dệt xong, chiếu được đem đi phơi nắng để làm cho lá chiếu thêm phần sáng bóng, hơn nữa những đầu thừa ra trên mặt chiếu để dễ dàng dùng dao sắc phạt cho đứt hết tạo độ thẩm mỹ cho chiếc chiếu.
Chiếu trơn dệt xong đem phơi khô
Còn loại chiếu hoa không phải như mọi người thường nghĩ là dệt chiếu trắng xong rồi dùng khuôn in hoa lên trên. Nhưng thực chất không phải là vậy, những sợi lác được chọn kỹ lưỡng, đem nhuộm phẩm với những gam màu như màu xanh, màu lục, màu vàng, màu đỏ… Phẩm màu được những nghệ nhân nấu lên đạt tới độ theo yêu cầu rồi nhúng từng sợi lác vào, từng nạm và đem phơi. Sau khi đem đi phơi khô, những sợi lác được đem dệt tạo thành chiếu hoa.
Một công đoạn mà bạn thường không nghĩ tới nhưng nó lại quyết định độ bền, đẹp và thẩm mỹ của chiếc chiếu, đó chính là chọn cây để làm khổ và thoi dệt. Cây được chọn là những cây cau già có độ thẳng, nhẹ và bền. Qúa trình dệt chiếu cần có hai người, một người giữ khổ, một người cầm thoi, dệt liên tục trong khoảng thời gian mười tiếng đồng hồ được một đôi rưỡi hoặc hai đôi chiếu. Chiếu dệt xong đem trải khắp sân, khắp vườn, phơi để cho chiếu nguội. Công đoạn cuối cùng đó là ghim các đầu dây đay để cho các sợi lác hai đầu chiếu khỏi bung ra. Giai đoạn này nhìn đơn giản nhưng yêu dầu khá cao, đòi hỏi phải khéo tay và có cặp mắt mỹ thuật, không thì chiếc chiếu sẽ lệch.
Công đoạn dệt chiếu cói
Nét độc đáo chiếu Cẩm Nê so với các vùng khác
Những sản phẩm kỳ công, khéo tay của làng chiếu Cẩm Nê nổi tiếng, lan tỏa mọi nơi. u điểm của chiếu hoa Cẩm Nê là dày hơn, bền hơn, nằm êm lưng hơn so với chiếu của các địa phương khác. Những trưa hè nóng bức được nằm trên chiếc chiếu cảm thấy thật dễ chịu và thoáng mát, phảng phất mùi hương cói. Còn những hôm mùa đông lạnh lẽo, chiếc chiếu lại tỏa ra một hơi ấm đến lạ.
Thành phẩm chiếu Cẩm Nê
Mặc dù mang trong mình những ưu điểm như vậy nhưng làng chiếu Cẩm Nê dường như đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Mặc dù khó khăn là vậy nhưng những người dân nơi đây đang cố gắng bảo tồn và gìn giữ đồng thời phát huy nghề truyền thống dệt chiếu Cẩm Nê.
Đến với Cẩm Nê hôm nay, tận mắt chứng kiến, chiêm ngưỡng quá trình tạo nên một chiếc chiếu, bạn cảm thấy đôi bàn tay những con người nơi đây không khác gì những nghệ nhân điêu luyện. Còn chần chừ gì nữa mà không xách ba lô lên và đến khám phá
du lịch Đà Nẵng trong thời gian tới đây. Tạm gác lại mọi ưu phiền cuộc sống thời thường, xa căn phòng ngột ngạt hay chạy trốn deadline công việc để vi vu những miền đất mới, hứa hẹn những chân trời mới cần trải nghiệm và khám phá.