Những điểm đến du lịch hấp dẫn khi khám phá Hội An

Cập nhật lúc 11:52:47, 11/09/2017
Phố cổ Hội An hút hồn bao du khách tới tham quan mang trong mình nét cổ kính, hoài niệm khiến ai một lần đặt chân tới thành phố cũng phải xao xuyến khó rời bước được. Cùng 1 vòng lượn quanh phố cổ để ngắm nhìn những địa danh nổi tiếng nơi này.

Chùa Cầu - viên ngọc giữa lòng Hội An

Đến với Hội An, bạn không nên bỏ qua địa điểm du lịch chùa Cầu. Chùa Cầu nép mình trong không gian tĩnh lặng của phố cổ, được bắc ngang qua lạch nước ngăn cách hai tuyến phố Trần Phú và Nguyễn Thị Minh Khai. Đây đã trở thành điểm đến du lịch hút hồn du khách khi đến với phố cổ. Cầu được xây dựng cuối thế kỷ 16 do những thương nhân người Nhật tiến hành. Mặc dù mang đậm nét kiến trúc Việt, mái ngói âm dương phủ kín cây cầu bằng gỗ nhưng nhiều người dân nơi đây thường gọi là cầu Nhật Bản. 

Chùa Cầu nét kiến trúc độc đáo ở phố cổ Hội An
Chùa Cầu nét kiến trúc độc đáo ở phố cổ Hội An

Chùa Cầu lại không thờ Phật, không giống như sự liên tưởng của nhiều người về những ngôi chùa Việt Nam là thờ tượng Phật Quan Âm. Nhưng nơi đây lại thờ thờ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui và hạnh phúc cho con người mà chúng ta thường muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm mong cầu mọi điều tốt đẹp. 

Chùa Cầu nhìn tổng quan có nét kiến trúc độc đáo với mái ngói phủ kín, ở giữa là lối qua lại kiểu cầu vồng, hành lang hẹp hai bên được làm bằng gỗ. Chùa hướng ra bờ sông Hoài thơ mộng và trữ tình, chùa và cầu được làng bằng gỗ, chạm trỗ công phu và tỉ mỉ. Du khách khi dạo chân bước lên cầu sẽ thấy tượng thú bằng gỗ đứng chầu nơi đầu câu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Tương truyền rằng, người Nhật sùng bái những con vật này nên cũng có lẽ từ đó mà cây cầu bắt đầu xây dựng năm thân thì tới năm tuất mới hoàn thành. 

Tổng quan chùa Cầu Hội An
Tổng quan chùa Cầu Hội An

Năm 1990, công trình chùa Cầu được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Trải qua nhiều lần trùng tu song những nét cổ kính nguyên thủy vẫn còn nguyên vẹn ở chùa. Chùa Cầu cũng là nơi tổ chức các sự kiện giao lưu văn hóa giữa thành phố Hội An và Nhật Bản. Hình ảnh Chùa Cầu trở nên nổi tiếng vì là một trong 5 thắng cảnh của Việt Nam được in trên tờ tiền có mệnh giá 20.000 đồng.

Di tích văn hóa hội quán Phúc Kiến

Bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng một tác phẩm nghệ thuật kiến trúc khác, đó chính là di tích văn hóa hội quán Phúc Kiến. Công trình được chạm khắc tinh xảo, có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử. Năm 1697, hội quán Phúc Kiến là nơi thờ Thiên Hậu thánh mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của và con cái. 

Với sự đóng góp của Hoa Kiều Qua, qua nhiều lần trùng tu, bang Hội Quán Phúc Kiến càng trở nên rực rỡ,  khang trang, tô diểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Hội quán được công nhận là di tích loại 1 vào ngày 19/3/1985. Dưới đôi bàn tay khéo léo của người xưa đã tạo nên một công trình nguy nga tráng lệ, vừa tinh xảo, vừa sâu lắng khiến du khách phải thán phục khi đến tham quan công trình kiến trúc đặc sắc này. 

Công trình hội quán Phúc Kiến nguy nga, tráng lệ
Công trình hội quán Phúc Kiến nguy nga, tráng lệ

>>> Xem thêm: Du lịch miền Trung: Đà Nẵng - Sơn Trà - Bà Nà - Hội An 4 ngày

Cứ vào độ các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) hàng năm… tại Hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động, thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia. Vào ngày 17 tháng 2 năm 1990, Hội quán Phúc Kiến vinh dự đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia. Đến với Hội quán để biết và cảm nhận về vẻ đẹp kiến trúc được xem là đẹp nhất tại phố cổ Hội An.

Kỳ bí giếng cổ Bá Lễ 

Giếng cổ Bá Lễ trải qua bao nhiêu năm tháng thăng trầm trường tồn cùng với năm tháng, giếng đã nhuộm màu rêu phong, ẩn chứa một chiều sâu văn hóa của vùng đất Hội An cổ kính này. Đã từ lâu, giếng Bá Lễ trở thành nguồn thu nhập cho những gia đình gánh nước thuê. Những ngụm nước mát mẻ ẩn chứa một hương vị đặc biệt được dùng để chế biến ra những món đặc sản của Hội An như cao lầu, mì quảng, xí mà... 

Giếng cổ Bá Lễ theo nhiều người già ở Hội An cho biết thì được xây dựng từ thời của người Chăm xưa. Giếng có hình vuông, được xây dựng bằng nguyên liệu chính là bằng gạch mà không dùng vôi rửa kết lại. Dưới chân là khung gỗ lim rộng bản, trường tồn ngàn năm. Quanh năm suốt tháng, nước giếng luôn dồi dào, ngọt mát phản ánh đời sống sinh hoạt của người Chăm sống cách đây 10 thế kỷ về trước. 

Giếng cổ Bá Lễ trường tồn theo thời gian
Giếng cổ Bá Lễ trường tồn theo thời gian 

Xưa kia, người Chămpa đào giếng, ngoài phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày, họ còn trao đổi nước ngọt với các thuyền, tàu buôn nước ngoài đến cảng thị Hội An. Du lịch Hội An, sự hiếu kỳ về giếng cổ Bá Lễ, nhiều du khách thập phương đã tìm tới tận nơi để được uống thử một ngụm nước giếng. Có thể nói, giếng cổ Bá Lễ đã tạo thêm một nét độc đáo trong văn hóa Hội An, góp phần tô đậm cái hồn xưa cũ. Những đôi quang gánh, xe ba gác vẫn ngày đêm đến đây chở nước giếng tỏa đi khắp các ngả đường phố Hội trở thành hình ảnh khó quên khi bạn đến Hội An.

Những đôi quang gánh nước giếng Bá Lễ đi dọc khắp các nẻo đường phố cổ
Những đôi quang gánh nước giếng Bá Lễ đi dọc khắp các nẻo đường phố cổ

Đặt chân tới phố cổ tận hưởng không khí mát mẻ dòng sông Hoài thưởng ngoạn những vẻ đẹp nơi đây. Đến đây ta dường như quay lại quá khứ một thời vàng son thương mại Việt – Nhật diễn ra thời ấy. Còn chần chừ gì mà không xách ba lô lên và đến tham quan miền đất.
.

Ý KIẾN CỦA BẠN
CÁC TIN KHÁC