Dinh Hoàng A Tưởng bề thế, uy nghi thấm đượm nước mắt người dân Bắc Hà

Cập nhật lúc 11:54:18, 02/01/2018
Dinh Hoàng A Tưởng từng được biết tới là lâu đài gia tộc quyền lực một thời ở Tây Bắc. Sau gần 100 năm tồn tại, những nét bề thế và uy nghi của công trình vẫn còn vẹn nguyên mãi cho đến tận bây giời. Du lịch Sapa, đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm dinh thự vua Mèo Bắc Hà, để có thể tìm hiểu sự giàu có của gia đình quyền lực trên cao nguyên đá trắng này.

Thời đấy, sự giàu có của cha con nhà Hoàng A Tưởng như thế nào?

Vào năm 1945, cả Bắc Hà đắm chìm trong gam màu tối tắm, sự hà khắc chế độ xã hội thuộc địa nửa phong kiến, phân chia tầng lớp thống trị và bị trị. Cha con nhà Hoàng Yến Chao – Hoàng A Tưởng đại diện cho giai cấp người bóc lột. 

Trong thời gian trị vị còn nhận được sự hậu thuẫn của Pháp nên hai cha con nhà họ Hoàng này lại ra sức chèn ép, bóc lột nhân dân. Họ tìm mọi cách, nghĩ ra mọi kế để chiếm đạt ruộng đất, tịch thu những hiện vật có giá trị của dân. Thậm chí, họ còn nguy hại hơn nữa trong việc độc quyền bán những mặt hàng khác như muối, hàng tiêu dùng, thuốc phiện và lương thực... trên con đường từ Trung Quốc xuống miền xuôi. 

Dinh Hoàng A Tưởng đậm nét kiến trúc Tây - Ta

Nhờ sự áp bức, bóc lột nhân dân nên cơ ngơi giàu có của cha con nhà họ Hoàng đã có một nấc bậc “khủng khiếp”. Do vậy khi xây dựng dinh, họ đã mời 2 vị kiến trúc sư nổi tiếng đến từ nước Pháp và Trung Quốc đến để chọn vị trí đắc địa, chọn hướng đất, thiết kế và thi công công trình dinh thự bề thế này. Dinh Hoàng A Tưởng mãi cho đến năm 1921 mới hoàn thành mặc cho được khởi công xây dựng vào năm 1914. Chủ nhân dinh thự là Hoàng Yến Chao, dân tộc Tày, cha ruột của Hoàng A Tưởng. 
 
Biệt điện dinh Hoàng A Tưởng

Biệt điện dinh Hoàng A Tưởng

Công trình hoàn thành vào năm 1921

Công trình hoàn thành vào năm 1921
 
Vẻ bề thế, uy nghi dinh Hoàng A Tưởng

Vẻ bề thế, uy nghi dinh Hoàng A Tưởng

Vật liệu xây dựng dinh thự được vận chuyển từ dưới xuôi lên bằng phương tiện máy bay của Pháp, trong đó riêng các loại ngói được sản xuất tại chỗ. Những người thực thi công trình toàn là những thợ phu giỏi từ dưới xuôi lên, trong vùng hay những người tội phạm và được tiến hành thi công cả ngày lẫn đêm. 

Địa hình xây dựng dinh thự trên một quả đồi bằng phẳng, hướng Đông Nam, núi bao bọc phía sau, còn ở phía trước có suối chảy róc rách, tô điểm cảnh quan đẹp hữu tình mang tới cảnh sắc đẹp ngất ngây. 
 
Địa thế dinh được bao bọc bởi núi non hùng vĩ

Địa thế dinh được bao bọc bởi núi non hùng vĩ

>>> Xem thêm: 
Du Lịch Sapa: Hà Nội - Sapa - Cát Cát - Hàm Rồng - Bằng Tàu 2 Ngày

Được thiết kế xây dựng theo bố cục hình chữ nhật liên hoàn khép kín trên nền tổng diện tích khoảng 4.000 m2, dinh vừa là nơi làm việc, sinh hoạt của gia tộc họ Hoàng. Đồng thời, có chòi gác nhô ra ở bốn mặt tường thành, có lính canh gác ngày đêm, chẳng khác gì so với những pháo đài ở Châu Âu. 
 
Dinh thự được xây dựng theo lối kiến trúc hình chữ nhật liên hoàn

Dinh thự được xây dựng theo lối kiến trúc hình chữ nhật liên hoàn

Muốn vào bên trong Dinh Hoàng A Tưởng, du khách bắt buộc phải bước lên mấy bậc cầu thang, rồi tới phòng chờ, đi qua cửa chính. Phía trước cửa chính là bức bình phong có ý nghĩa che chở cuồng phong, bão táp, giữa là khoảng sân rộng lớn được tổ chức hành lễ, múa hát và vui chơi. Cuối sân là khu nhà chính, gồm có 2 tầng 3 gian, nơi sinh hoạt và hội họp. 
 
Lối cầu thang đi vào bên trong dinh

Lối cầu thang đi vào bên trong dinh 

Mang trong mình lối kiến trúc đậm chất Á – Âu, dinh thự Hoàng A Tưởng được đắp nổi các họa tiết cành nguyệt quế ở các cửa ra vào, mang ý nghĩa sâu sắc biểu tượng cho sự thịnh vượng, phát triển và hạnh phúc. Từ cầu thang, cho tới các cửa, cột nhà, hành lang và lan can đều có sự thanh thoát thể hiện quyền uy thống trị, mang đậm lối tâm linh qua các hình rồng phượng và xu hướng cách tân của Pháp. 
 
 Các hoạ tiết được chạm, khắc nổi ở công trình
 
Các hoạ tiết được chạm, khắc nổi ở công trình

Nét bí ẩn ở bên trong Dinh Hoàng A Tưởng

Dinh thự Hoàng A Tưởng có lối kiến trúc bề thế, uy nghi nhưng đến tận bây giờ vẫn chưa có thể tìm ra được lời giải đáp bên trong. Sau 7 năm xây dựng, đến ngày khánh thành, toàn bộ phu công cộng với 2 nhà kiến trúc sư người Pháp và Trung Quốc đều mất tích. Có người cho rằng, bố con nhà họ Hoàng đã “thủ tiêu” những người đó. 

Theo quan niệm, ý kiến của mỗi người, do những người thợ phu cộng 2 nhà kiến trúc lỗi lạc biết toàn bộ lối, ngõ ngách công trình nên cha con nhà họ Hoàng đã có những hành động như vậy. Hiện tại, bên trong căn dinh thự có một con đường hâm, giờ đây mang nhiều ý nghĩa, khiêu khích sự tò mò ở mỗi người. Đó có phải là nơi chôn cất kho báu, hay nơi để chứa thuốc phiện hoặc đơn giản là một lối thoát hiểm. Những lời hoài nghi ấy đến nay vẫn chưa tìm ra được lời giải đáp chính xác.
 
Con đường hầm ở dinh thự Hoàng A Tưởng chứa đựng nhiều điều bí ẩn

Con đường hầm ở dinh thự Hoàng A Tưởng chứa đựng nhiều điều bí ẩn 

Giữa đất trời cao nguyên, Dinh Hoàng A Tưởng vẫn đứng sừng sững, hiên ngang mặc cho trải qua bao nhiêu thăng trầm vẫn còn tồn tại mãi đến tận bây giờ. Giờ đây, những nét cổ kính, rêu phong ở công trình đã được chính quyền nơi đây khoác lên một diện mạo màu sắc tươi mới, mang tới những niềm tiếc nuối khôn nguôi. Có thể nói, Dinh Hoàng A Tưởng là một kỳ quan độc đáo, bề thế và uy nghi ở cao nguyên Bắc Hà. Nhưng đằng sau sự hoành tráng ấy, là những đau đớn, nước mắt và máu của người dân Bắc Hà đã phải cống nạp tất cả những gì mình có. Du lịch Sapa, đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm công trình kiến trúc độc đáo này nhé. 

Ý KIẾN CỦA BẠN
CÁC TIN KHÁC