Khám Phá Tử Cấm Thành Huyền Bí Ở Trung Quốc

Cập nhật lúc 11:51:19, 09/12/2013
Cùng Du Lịch Việt Nam khám phá Tử Cấm Thành huyền bí ở Trung Quốc. Hoàng cung nổi tiếng được xây dựng cách đây gần 500 năm và đến nay vẫn còn sự uy nghiêm biểu tượng một sức mạnh của đế quốc.

Nhắc đến Trung Quốc chắc hẳn các bạn đã hình dung được một quốc gia có nhiều công trình kiến trúc đồ sộ và nhiều thắng cảnh ngoạn mục đã đi vào thơi ca và điện ảnh như Vạn Lý Trường Thành, hay Tháp Pháo Đài Kaiping, Phượng Hoàng Cổ Trấn, Điện Phật…Ngoài ra Tử Cấm Thành là hoàng cung nổi tiếng được xây dựng cách đây gần 500 năm và đến nay vẫn còn sự uy nghiêm biểu tượng một sức mạnh của đế quốc.
Tu Cam Thanh Trung Quoc
 
Tử Cấm Thành từng là nơi của 24 vị hoàng đế Trung Quốc, nằm tại thủ đô Bắc Kinh được thiết kế xây dựng bởi một người Việt Nam đó là ông Nguyễn An – một quan thái giám bị quân Minh bắt khi họ xâm lược Việt Nam dưới thời Hồ Quý Ly. Ông này có tài về xây dựng nên được nhà Minh trọng dụng trong công trình. Thời gian xây dựng công trình nguy nga này kéo dài 14 năm, bắt đầu khởi công xây dựng từ năm 1406. 

Tử Cấm Thành được chia thành 2 khu: ngoại triều và nội triều. Tại ngoại triều, mọi nghi thức đại lễ đều diễn ra ở đây, còn nội triều là nơi ở thường trực của các hoàng đế cùng với hoàng gia. Cung điện được mang tên Tử Cấm Thành bởi nơi đây người ngoài không được phép tùy tiện đi vào, với diện tích 74 hecta, ở bên trong người ta tính được rằng có hơn 10 nghìn gian phòng khác nhau  tường thành dày hơn 8m, cao 6m và phải nói là cần rất nhiều vật liệu mới có thể xây được Tử Cấm Thành quá trình xây dựng tòa thành này là một bí ẩn trong suốt hàng trăm năm.
 
Cửa Ngọ Môn 

Cua Ngo Mon Trung Quoc
 
Cửa Ngọ Môn có tên gọi là Ngũ Phượng Lầu là cửa để đi vào Tử Cấm Thành ở phía Nam trên trục chính, được xây dựng theo hình chữ U, phía dưới là một khối tường thành dày và cao, có 5 cửa vòm. Một tòa điện lớn 9 gian được xây ở bên trên, có 4 góc hình chữ U xây 4 điện vuông. Năm tòa điện này đều có 2 tầng và mái được nối vào nhau bằng hành lang cửa sổ có mái che. Trước mặt cửa Ngọ Môn là 1 quảng trường có con sông Kim Thủy chảy ngang qua hình cung. Đối diện với Ngọ Môn là Thái Hòa Môn thuộc quần thể kiến trúc Tiền Tam Điện được xây dựng trên đài cao 6m có hình giống như chữ Thổ và chia làm 3 tầng mỗi tầng đều có lan can bằng đá trắng bao quanh, 4 mặt đều xây bậc lên xuống chính giữa mỗi bậc đều có 1 tảng đá lớn hình chữ nhật có khắc hình rồng mây rất tinh tế. 
 
Cửa Thái Hòa
 
Cửa Thái Hòa là cửa lớn của 3điện lớn ở Tử Cấm Thành, có 7 gian dựng trên nền đá cao ở đằng trước và có con sư tử đồng ngồi ở bệ đá, cách bố trí để 2 con sư tử trước nhằm tôn thêm vẻ uy nghiêm của kiến trúc và sức mạnh của Thiên triều.
 
Đằng trước Thiên An Môn cũng đều có đặt sư tử đá và cách bài trí theo 1 kiểu cách nhất định, nghĩa là bên trái cửa có con sư tử đực đạp chân lên quả cầu, bên phải là sư tử mẹ đang vui đùa với sư tử con. Sở dĩ sư tử  du nhập sớm vào Trung Quốc và được lấy làm hình tượng uy nghiêm đặt trong Tử Cấm Thành vì sư tử là loài vật có sức mạnh, lại rất hung dữ được mệnh danh là Chúa Sơn Lâm – chúa tể của muôn loài.
 
Điện Thái Hòa
 
Điện Thái Hòa nằm ở trung tâm của Tử Cấm Thành là điện quan trọng nhất, không những thế Điện Thái Hòa còn mang một kiến trúc, cách trang trí và các mặt khác đều đứng hàng đầu trong quần thể kiến trúc đó. . Điện có 11 gian, cao 26,9m tính từ mặt lên nóc điện, mái của các kiến trúc có nhiều loại và nhiều kiểu khác nhau, 1 tầng hoặc 2 tầng , tùy theo kiến trúc to nhỏ. Đây là công trình quan trọng bậc nhất nên toàn bộ mái lợp bằng ngói lưu ly màu vàng , toàn bộ tường và cửa sổ màu đỏ dưới nền màu trắng trông thật rực rỡ khi có ánh mặt trời rọi xuống sáng chói, trên nóc điện ở 2 phía có đắp 2 đầu rồng cao 3m và hàng loạt những con vật nhỏ được đặt trên nóc điện.
 
Điện Thái Hòa được trang trí phần lớn là hoa văn hình rồng, vì người Hán coi rồng là biểu tượng đặc trưng cho dân tộc Trung Hoa là hình tượng của mây mưa sấm chớp, rồng được nhân dân Trung Quốc coi là con vật thiêng liêng, tại đây từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới người ta cộng tất cả có 12.654 hình con rồng uốn lượn trong mọi tư thế Bên trong Điện Thái Hòa có 6 cột giữa sơn son thếp vàng có hình rồng vàng uốn lượn khúc và trần nhà trên đầu 6 cột được tạo dáng như 1 cái giếng hình vuông rồi dần dần thu nhỏ lại, từ hình vuông chuyển thành hình bát giác bên trên vẽ hình con rồng lượn khúc mặt nhìn xuống dưới, đằng trước là một khối thủy tinh hình tròn. Bệ rồng của nhà vua là 1 ngai vàng được đặt trên bục gỗ dưới cây cột vàng, đằng sau có chiếc bình phong 7 cánh, phía trước bình phong có bày nhang án, lư hương, chim công.
 
Cung Càn Thanh

Cung Can Thanh
 
Đây là nơi ở của Nhà Vua và Hoàng Hậu, là cung lớn ở phía sau Tử Cấm Thành. Vì tâm nằm ở phía Tây nên Cung Càn Thanh được Nhà Vua lựa chọn làm nơi giải quyết các công việc triều chính, tiếp kiến đại thần và sứ thần nước ngoài nên trang trí cũng đơn giản.
 
Phía trước nơi vua ngồi có treo bức đại tự có 4 chữ “Chính Đại Quang Minh”, các hoàng đế Trung Quốc lên cầm quyền bằng chế độ truyền ngôi cho nhau nên ngay từ khi vua còn sống đã công bố rõ rang ai sẽ là người nối tiếp sau khi vua băng hà. Do đó việc tranh chấp ngôi vua thường xuyên diễn ra quyết liệt trong hoàng tộc và quần thần.
 
Ngự Hoa Viên (vườn thượng uyển)
 
Ngu Hoa Vien

Phía sau của Tử Cấm THành được gọi là Ngự Hoa Viên có diện tích rộng chừng 11.000m2 có đình, đài, lầu, các, đó là vườn hoa trong cung đình. Tại đây, những bồn hoa, cây cảnh được chọn lọc từ phương Nam và từ khắp nơi trong nước gửi về có nhiều cảnh sắc hòa đồng với thiên nhiên, hoàn toàn không giống với cảnh nguy nga tráng lệ của các cung điện phía trước.
 
Điện Dưỡng Tâm
 
Điện Dưỡng Tâm nằm ở phía Tây của Tử Cấm Thành, Điện vốn là nơi ở của Hoàng Thái Hậu, đến đời vua Ung Chính của nhà Thanh thì Điện dùng làm nơi ăn nghỉ của nhà Vua và là nơi tiếp kiến các đại thần, giải quyết công việc hàng ngày nên giữa điện không có ngai vàng. 
 
Ý KIẾN CỦA BẠN
CÁC TIN KHÁC